Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

CÁC PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRỊ VÀ TU TẬP


CÁC PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRỊ VÀ TU TẬP

Các Phương Pháp Hành Trì Và Tu Tập – được Thầy Thích Trí Huệ giảng.

Nội dung bài giảng: Các Phương Pháp Hành Trì Và Tu Tập do ĐĐ Thích Trí Huệ trình bày, bài pháp được thuyết tại Chùa An Phú.


Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

PHÓNG SANH PHẢI BIẾT CÁCH

Thả chim phóng sinh là một việc thiện và dễ làm, nhưng chính hành động đó đã tiếp tay cho đội quân chuyên đi săn lùng bắt các loại chim vào những dịp lễ, vô tình tiếp tay cho những người đi đánh bắt gây thêm nghiệp sát. 
Phóng sinh là một nét đẹp trong các lễ hội của người Việt, nó có ý nghĩa và mang lại phước báu to lớn nhưng phóng sinh phải biết cách.

Vào những dịp Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy hay những dịp cầu nguyện cho bản thân hay gia quyến, người ta hay tổ chức phóng sinh chim, cá. Phóng sinh là một việc làm thể hiện lòng Từ bi bình đẳng, mục đích phóng sinh là để đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh (con vật) trước khi phóng sinh. Phóng sinh là thể hiện lòng từ bị của người con Phật, tâm không mong cầu lợi ích cho riêng bản thân mình nhưng phước báu lại to lớn vô cùng.

Tuy nhiên, việc làm tốt đẹp này đang ngày càng mất đi nét đẹp. Thả chim phóng sinh là một việc thiện và dễ làm, nhưng chính hành động đó đã tiếp tay cho đội quân chuyên đi săn lùng bắt các loại chim vào những dịp lễ, vô tình tiếp tay cho những người đi đánh bắt gây thêm nghiệp sát. Để có được một con đến tay người thả, ắt sẽ có nhiều con bị chết vì mệt mỏi, bệnh tật. Việc phóng sinh không đúng cách còn có thể gây những tác động không tốt đối với môi trường sống trong vùng. Vậy, chúng ta phóng sinh thế nào cho đúng?


Phóng sinh là khi gặp một con vật bị nạn, mình ra tay cứu thoát, hoặc nhìn thấy một hoặc nhiều con vật sắp bị giết, mình bỏ tiền ra mua để cứu sống chúng. Người học Phật tăng trưởng lòng từ bi là điều rất cần thiết nhưng từ bi phải có trí tuệ. Ở góc độ tương đối, khi thực hiện phóng sinh, chúng ta có thể hành theo ý nghĩa sau:

- Phóng sinh phải phát xuất từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi (như cầu sống thọ, cầu may mắn, giải trừ tật bệnh,…). Vì nếu không như vậy, việc phóng sinh tuy có tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Tâm từ bi không khởi sinh, còn nói gì đến chuyện nuôi dưỡng!

- Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chánh kiến chứ không chạy theo số đông.

- Phóng sinh là tự do, không phân lượng lớn nhỏ, ít nhiều, không chọn ngày giờ tốt xấu, không nên chờ dịp này hay dịp khác,…. Vì các loại lươn, cá, ốc, thú rừng,… bị săn bắt phục vụ cho người ăn thịt lúc nào, ngày nào cũng có; mà thời lượng nào thì sự nguy cấp cũng đều như nhau. Nên khi ta phát tâm từ bi thì liền thực hiện - tùy vào khả năng từ một, hai con đến muôn ngàn con cũng phải lập tức cứu thoát chúng – càng nhanh càng tốt, mà chẳng cầu được ai biết đến.

- Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, chọn nơi vắng vẻ càng tốt, vì pháp sự này không nên kích thích lòng tham của những người săn bắt, tạo thêm nghiệp chướng cho họ mà chính chúng ta cũng bị giảm phần công đức.

- Phóng sinh là cơ hội để con vật có điều kiện quy y Tam Bảo và sám hối nghiệp chướng, việc làm tốt trong Đạo Phật, thể hiện lòng Đại từ Đại bi nên trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho con vật trước khi phóng sinh. Nhưng chúng ta cũng không nên quá chấp vào hình thức, tiến hành những nghi lễ rườm rà, câu nệ. Khi phóng sinh, thao tác phải nhanh nhẹn, rốt ráo; nghi lễ ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ; không nên nặng phần hình thức, tránh cho các sinh vật phải chịu kéo dài nỗi khổ sợ hãi, ngột ngạt, tù túng vì bị giam cầm; có khi chúng phải mất mạng trước khi được ta phóng thích.



Nếu không xem được tại trang này, quý bạn có thể xem tại đây: 
https://www.youtube.com/watch?v=5G5X3B9GAgc&t=416s




Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

BƯỚC ĐẦU VÀO ĐẠO NÊN BIẾT

Bạn là người mới bước chân vào đạo nên học và nghe bài giảng này. Đây cũng như là cơ sở, nền móng cho tất cả những bài giảng khác ở trình độ cao hơn. nếu bạn không nghe, không hiệu những điều cơ bản này, thì việc tu tập của bạn giống như không có mục đích, không có điểm đến. Vậy bạn, đã chuẩn bị cho mình được gì, bạn đã có được những hiểu biết gì khi bước vào đạo, bạn sẽ đi con đường nào, cách thức để đi đến như thế nào? bạn hãy bỏ chút thời gian, nghe bài giảng này thật kỹ, nghe đi nghe lại nhiều lần. Mong rằng bạn sẽ có nền móng cho sự tu tập của bản thân và có sự giác ngộ một con đường đạo.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

(Bấm vào để xem video: http://www.youtube.com/watch?v=8Gu3SDEfyms do Đại đức Thích Trí Huệ giảng)

Bước đầu vào đạo, bạn có thể xem thêm ở đây:


Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

LÀM CHỦ VỌNG NGHIỆP- ĐẠI ĐỨC THÍCH TRÍ HUỆ GIẢNG

LÀM CHỦ VỌNG NGHIỆP




Một sự chủ tâm tác ý ,một ý định của bản thân sẽ đưa đến một hành động, Nếu tác ý Thiện sẽ đưa đến một hành động đúng và đưa đến quả báo tốt đẹp, nếu tác ý ác sẽ đưa đến một hành động sai và đưa đến quả báo xấu, hai quả báo nầy đều gọi chung là Nghiệp. Khi chưa thấu hiểu chân lý nên chúng ta tạo nghiệp trong quá khứ thì hiện nay nó sẽ dẫn ta vào sự si mê, sân hận ,gây ra bao đau khổ, phiền não......
-Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình, tất cả mọi hạnh phúc hay khổ đau đều bắt nguồn từ hành động đạo đức hay thất đức. Vậy cho nên khi chúng ta tu tập tức là dừng được nghiệp quá khứ,tránh xa những nghiệp dữ do thân khẩu ý gảy ra mà khởi lên nghiệp thiện, tu tập hành thiện làm các công đức,sám hối những lỗi lầm đã phạm , chí thành cúng dường Tam Bảo, hồi hướng tất cả những công đức thiện nghiệp đến tất cả chúng sinh hữu tình,là ta đã tránh dần được nghiệp quả xấu mà chuyển dần thành nghiệp thiện lành,đây cũng là trọng tâm của đạo Phật.
Trong Kinh sách Đức Phật có dạy:" Tam Nghiệp hằng thanh tịnh,Đồng Phật vãng Tây Phương". Vậy là khi nào ba nghiệp thân,khẩu, ý của chúng ta thanh tịnh,lặng yên,trong sáng, không còn tham,sân,si thì đó là cái nhân sẽ đưa chúng ta sẽ cùng chư Phật về cõi Tây Phương sau nầy.Đến khi rõ mọi lý lẽ ,mọi tội lỗi đều tiêu trừ,lúc ấy sẽ thấy mọi thứ là không,không có tội để tiêu trừ,không có nghiệp để mà tạo tác,không có nghiệp tạo thì không bị nghiệp chi phối,vậy là chúng ta đã làm chủ được nghiệp của chính mình,thân tâm thường lạc mà an nhiên tu tập đến ngày vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
A DI ĐÀ PHẬT.