Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

LÀM CHỦ VỌNG NGHIỆP- ĐẠI ĐỨC THÍCH TRÍ HUỆ GIẢNG

LÀM CHỦ VỌNG NGHIỆP




Một sự chủ tâm tác ý ,một ý định của bản thân sẽ đưa đến một hành động, Nếu tác ý Thiện sẽ đưa đến một hành động đúng và đưa đến quả báo tốt đẹp, nếu tác ý ác sẽ đưa đến một hành động sai và đưa đến quả báo xấu, hai quả báo nầy đều gọi chung là Nghiệp. Khi chưa thấu hiểu chân lý nên chúng ta tạo nghiệp trong quá khứ thì hiện nay nó sẽ dẫn ta vào sự si mê, sân hận ,gây ra bao đau khổ, phiền não......
-Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình, tất cả mọi hạnh phúc hay khổ đau đều bắt nguồn từ hành động đạo đức hay thất đức. Vậy cho nên khi chúng ta tu tập tức là dừng được nghiệp quá khứ,tránh xa những nghiệp dữ do thân khẩu ý gảy ra mà khởi lên nghiệp thiện, tu tập hành thiện làm các công đức,sám hối những lỗi lầm đã phạm , chí thành cúng dường Tam Bảo, hồi hướng tất cả những công đức thiện nghiệp đến tất cả chúng sinh hữu tình,là ta đã tránh dần được nghiệp quả xấu mà chuyển dần thành nghiệp thiện lành,đây cũng là trọng tâm của đạo Phật.
Trong Kinh sách Đức Phật có dạy:" Tam Nghiệp hằng thanh tịnh,Đồng Phật vãng Tây Phương". Vậy là khi nào ba nghiệp thân,khẩu, ý của chúng ta thanh tịnh,lặng yên,trong sáng, không còn tham,sân,si thì đó là cái nhân sẽ đưa chúng ta sẽ cùng chư Phật về cõi Tây Phương sau nầy.Đến khi rõ mọi lý lẽ ,mọi tội lỗi đều tiêu trừ,lúc ấy sẽ thấy mọi thứ là không,không có tội để tiêu trừ,không có nghiệp để mà tạo tác,không có nghiệp tạo thì không bị nghiệp chi phối,vậy là chúng ta đã làm chủ được nghiệp của chính mình,thân tâm thường lạc mà an nhiên tu tập đến ngày vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
A DI ĐÀ PHẬT.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

CÔNG ĐỨC VIẾNG CHÙA LỄ PHẬT - ĐẠI ĐỨC THÍCH TRÍ HUỆ




CÔNG ĐỨC VIẾNG CHÙA LỄ PHẬT



NGHIỆP BÁO VÀ NHÂN QUẢ - ĐẠI ĐỨC THÍCH TRÍ HUỆ GIẢNG

NGHIỆP BÁO VÀ NHÂN QUẢ



     Trên cơ sở lấy Tâm làm gốc. Nhân Quả Luân Hồi là nền tảng ,Đạo Phật đã chỉ rõ trải qua tiến trình ngũ uẩn ý chí hành động sẽ tạo thành nghiệp ác hay thiện,tất cả đều xuất phát từ tam nghiệp Thân, Khẩu,Ý (Ba nghiệp do hành động của mình, do lời nói của mình, do suy nghĩ của mình) tùy theo nghiệp lực và tội báo, trí huệ cùng sắc thân mà mọi chúng sinh có hình hài, tánh tình, sự thấy biết khác nhau. Do đó, chính bản thân phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của mình.
       Không tránh được nghiệp quả ác thì cần phải đối diện,muốn cứu lấy bản thân thì phải học Phật để hiểu rõ Nhân Quả và Nghiệp,tu tập Tâm vô niệm, quay lại Chân Tâm tự tánh sẽ thấy được thân xác ngũ uẩn hiện tại là do những chủng tử của nghiệp từ nhiều đời quá khứ khi hội đủ nhân duyên đã tạo thành. Khi đã thấu hiểu Nhân quả và nghiệp lực từ Thân, Khẩu, Ý thì phải tu tập tam nghiệp thanh tịnh,sám hối tội lỗi đã gây, tránh xa tác ý hành động xấu rồi phải thọ lãnh quả báo khổ trong tương lai, bởi một vọng niệm cũng có thể đưa chúng sinh trầm luân trong muôn kiếp khó mà ra khỏi lục đạo luân hồi đầy phiền não, đau khổ ....
      Mục đích học Phật là để khai mở trí tuệ,hướng đến sự giải thoát, Đức Phật dạy trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật:"Nếu có chúng sinh nào chí thành xưng niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật thì uy lực bất khả tư nghì (không thể nghĩ bàn) của danh hiệu khiến cho Tâm-Thể-Thanh-Tịnh mà chúng sinh ấy không hề hay biết,tự nhiên chứng nhập Sơ-Phần-Pháp-Thân,âm thầm ứng hợp với Bi-Trí-Trang-Nghiêm của Chư Phật..." Hành giả niệm câu Phật Hiệu :Nam Mô A Di Đà Phật mà dừng lại tác ý xấu, không chấp tướng, không động tâm, chuyên tâm đến cực điểm (gọi là Thiền Định) sẽ đạt được niệm Phật Tam Muội, đây là Nhân đã gieo để sau nầy chứng quả nơi Tây Phương Cực Lạc.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

CHÍN ĐÓA SEN DÂNG ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ - ĐẠI ĐỨC THÍCH TRÍ HUỆ GIẢNG

CHÍN ĐÓA SEN DÂNG ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ


Đức Phật dạy người Phật tử làm bất cứ việc gì phải hiểu ý nghĩa và tương ưng với Tánh giác,phải giữ tâm được tịnh cũng như vật phẩm cúng dường,Vì Phật là bậc giác ngộ,nên khi cúng Phật phải thành tâm,giữ chánh niệm như vậy mới có an lạc trong tâm mà dâng lên Đức Phật.
- Đức Phật A Di Đà là giáo chủ của thế giới Tây Phương Cực Lạc, với 48 lời đại nguyện muốn độ khắp chúng sanh đều đạt tới Niết Bàn. Với lòng Từ bi vô lượng công đức không thể nghĩ bàn nên Ngài là thể hiện cho đức cao quý,trí tuệ siêu việt,hình ảnh cao đẹp nhất trên cõi đời,khi chúng ta niệm Phật thường xuyên là nhớ nghĩ đến hình ảnh và công đức của Phật mà gieo vào tâm hồn sự trong sạch cao quý của Ngài mà làm cho tâm dần trở nên trong sạch,thanh tịnh.Nếu ngày đêm chuyên chú hướng tâm,thực hành miên mật,lấy Tín ,Nguyện,Hạnh làm hành trang và phát nguyện vãng sanh Cực Lạc thì chúng ta đang đem công hạnh, sở nguyện mà duyên với Phật A Di Đà, là làm đúng với hạnh nguyện của Ngài mà thành tựu ở tương lai nơi Cực Lạc quốc . A DI ĐÀ PHẬT.

A DI ĐÀ MẬT NGHĨA - ĐẠI ĐỨC THÍCH TRÍ HUỆ GIẢNG


A DI ĐÀ MẬT NGHĨA
Đây là bài giảng của thầy Thích Trí Huệ. Quý vị nên nghe hết nội dung
Bạn hiểu như thế nào về : "Chấp thủ cảnh giới". Bạn có chấp thủ cảnh giới không?.



Phật A DI ĐÀ là giáo chủ của Tây Phương Cực Lạc có mạng sống trường cửu không tính đếm được và quang minh chiếu sáng khắp hằng sa cõi Phật đông ,tây,nam, bắc nên có nghĩa là Vô Lượng Quang ,Vô Lượng Thọ, sau nầy do ân đức bất khả tư nghì nên mới có thêm nghĩa nữa là Vô Lượng Công Đức.Ngài có quang minh và oai thần thuộc hàng đệ nhất trong chư Phật,đây là do bổn nguyện công đức cầu đạo của Ngài đời trước và 48 Đại nguyện vĩ đại tiếp dẫn hóa độ toàn thể chúng sinh đều thành Phật.
- Câu niệm :Nam Mô A Di Đà Phật là một phép tu tập của Tịnh Độ Tông dựa vào tự lực của bản thân trên nền tảng Tín,Nguyện Hạnh và tha lực của Phật. Khi lâm chung mà vẫn nhất tâm niệm 10 câu Nam Mô A Di Đà Phật không gián đoạn tâm không tán loạn sẽ được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.Muốn có đủ tâm lực niệm Phật nhất tâm thì bình thường phải kiên trì niệm thường xuyên để câu Phật hiệu ăn sâu vào tâm thức vì khi lâm chung đối diện với đau đớn luyến tiếc,oan gia trái chủ đến đòi nợ thì không thể thực hiện được.Tóm lại danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT là biểu tướng của Pháp thân Phật chứa đựng vô lượng vô biên công đức oai lực... là phương tiện Nhất Thừa cứu cánh viên mãn.A DI ĐÀ PHẬT.